RÚT TIỀN THẺ TÍN DỤNG CÓ MẤT PHÍ VÀ LÃI KHÔNG?
Câu trả lời là có. Bạn sẽ bị tính phí và lãi trên số tiền đã rút. Lãi sẽ được tính bắt đầu từ thời điểm rút tiền. Vì vậy có thể nói tính tổng số phí và lãi bạn phải chịu khi rút tiền từ thẻ tín dụng khá cao.
Hiện nay tất cả các ngân hàng đều phát hành thẻ tín dụng và có chức năng rút tiền mặt từ thẻ. Và khi rút tiền mặt từ thẻ thì sẽ có một khoản phí nhất định phải chịu. Thông thường khoản phí này sẽ áp dụng từ 2 – 4% trên tổng số tiền rút. Nhưng cũng có một số loại thẻ có tính năng rút tiền từ thẻ tín dụng không mất phí. Nhưng đây chỉ dành cho một số thẻ nhất định của các ngân hàng mà thôi.
Như vậy chúng ta không có cách rút tiền từ thẻ tín dụng không mất phí. Chỉ có loại thẻ Viet Capital Bank, thẻ tín dụng VPBank No.1 MasterCard là rút tiền không mất phí. Còn lại tất cả các loại thẻ tín dụng khác khi rút tiền đều mất phí nhé. Mức phí sẽ áp dụng tùy thuộc theo quy định của từng ngân hàng.
Thay vì dùng để thanh toán trực tiếp, nếu bạn dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt sẽ phải chịu khoản lãi suất khá cao, khoảng từ 3-5% số tiền giao dịch, phát sinh ngay thời điểm rút. Để dễ hình dung hơn, các bạn có thể tham khảo ví dụ như sau:
Bạn đang sử dụng thẻ tín dụng với hạn mức 10.000.000 VNĐ. Bạn có việc đột xuất và phải rút 100% số tiền hiện có trong thẻ tín dụng. Khi đó, mức phí rút + lãi suất sẽ rơi vào khoảng 6- 8% (Tùy theo từng ngân hàng). Như vậy, tổng số tiền mà bạn phải trả ngân hàng sẽ từ 10.600.000 VNĐ - 10.800.000 VNĐ đó nhé.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải lưu ý rằng nếu bị phạt lãi suất trả chậm thẻ tín dụng ở tháng trước thì tháng sau bạn sẽ không còn được hưởng 45 ngày miễn lãi đâu đó. Mọi giao dịch trong tháng tới cũng sẽ bị tính lãi theo quy định.
KHI TÍNH LÃI SUẤT THẺ TÍN DỤNG CẦN CHÚ Ý THỜI GIAN MIỄN LÃI SUẤT
Thẻ tín dụng, thực chất là một hình thức kinh doanh của ngân hàng với lợi nhuận chính là lãi suất và những khoản phí khác trong quá trình sử dụng thẻ. Ngân hàng có thể tùy chọn một cách linh hoạt mức lãi suất để làm sao thu hút được nhiều khách hàng làm thẻ tín dụng hơn. Hiện nay, mỗi ngân hàng đều có một thời gian gọi là thời gian miễn lãi suất (từ 45 đến 60 ngày) được tính từ ngày sao kê (nếu bạn giao dịch sau ngày sao kê)
Trong thời gian này, nếu bạn thanh toán đúng số tiền đã sử dụng từ thẻ tín dụng của ngân hàng thì sẽ không bị tính lãi suất. Nếu bạn không thanh toán đủ thì số tiền dư nợ còn lại sẽ được tính lãi sau khi đợt miễn lãi. Để có thể tính được lãi suất của thẻ tín dụng, một số các yếu tố sau sẽ quyết định:
-
Thời gian sao kê hằng tháng: là ngày ngân hàng chốt các phát sinh bằng thẻ tín dụng và gửi lại cho bạn.
-
Chu kỳ thanh toán (còn gọi là billing cycle): là khoảng thời gian giữa 2 lần sao kê gần nhất của ngân hàng, thường là 1 tháng. Các giao dịch phát sinh trong khoản thời gian giữa 2 sao kê gần nhất của ngân hàng sẽ được ngân hàng sao kê cho bạn. Đây cũng chính là thời gian miễn lãi.
-
Thời gian ân hạn (Grace period): là thời gian mà ngân hàng có thể cho bạn thêm để thanh toán tiền nợ, là khoảng thời gian từ ngày bạn nhận được tin nhắn cho đến ngày đến hạn thanh toán trên tin nhắn.
Ngân hàng sẽ bắt đầu tính lãi suất thẻ tín dụng của bạn ra sao?
Nếu trong khoảng thời gian miễn lãi mà bạn vẫn không thanh toán được số tiền dư nợ thì đó là thời điểm ngân hàng bắt đầu tính lãi suất cho bạn. Hiện nay đa phần các ngân hàng đều tính mức 5% dư nợ cuối kì. Đây là khoản tối thiểu bạn phải trả cho ngân hàng để không bị phạt trả chậm.
Ngân hàng cũng có cách tính lãi suất tính theo dư nợ trung bình hằng ngày (được tính bằng cách lấy mỗi số dư cuối ngày trong tháng cộng lại rồi chia trung bình cho số ngày trong tháng). Do phương pháp tính theo lãi suất trong ngày này mà ngày nào bạn chi tiêu thẻ tín dụng nhiều thì sẽ bị tính lãi nhiều, ngày nào chi tiêu thẻ tín dụng ít thì lãi suất ít.
Ví dụ minh họa: Bạn đang sử dụng thẻ tín dụng có hình thức miễn lãi suất 45 ngày, chu kỳ thanh toán là từ ngày 1 đến ngày 30 hằng tháng. Số tiền phải trả 5% dư nợ (balance). Giả sử bạn mua một mặt hàng có hóa đơn 3 triệu vào ngày 05/01, ngày 30/01 bạn sẽ được gửi đến một bảng sao kê các khoản đã thanh toán trong ngày và hạn thanh toán của bạn là ngày 15/02.
-
Nếu trước 15/02 bạn thanh toán đầy đủ khoản nợ 3 triệu đó thì sẽ không bị tính lãi.
-
Nếu sau 15/02 mà bạn vẫn chưa thanh toán được đầy đủ 3 triệu thì phần tiền còn lại sẽ bị tính lãi suất là 5% x 3.000.000 = 150.000 VND (tối thiểu), suy ra tổng số tiền mà bạn cần phải thanh toán cho ngân hàng là: 3.150.000 VND.
CÁCH RÚT TIỀN THẺ TÍN DỤNG KHÔNG MẤT LÃI SUẤT
● Trường hợp Chủ thẻ giao dịch rút tiền mặt tại ATM: chủ thẻ sẽ chịu lãi suất trên khoản tiền đã rút và phí rút tiền mặt kể từ ngày Chủ thẻ thực hiện giao dịch cho đến ngày trả hết nợ.
Bản chất của thẻ tín dụng chính là kiểu "cho vay" tiêu dùng (thanh toán), chức năng rút tiền mặt chỉ là bổ trợ. Cho nên, bạn hãy chỉ nên rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng trong trường hợp thực sự cần thiết.
● Trường hợp Chủ thẻ thực hiện các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua máy pos
- Vào ngày sao kê của thẻ, ngân hàng sẽ gởi đến bạn một tin nhắn thông báo dư nợ tháng đó bạn đã chi tiêu, có thể sẽ bao gồm phí sms,phí thường niên. Bạn hãy kiểm tra số dư nợ và thanh toán trước ngày đến hạn thanh toán trong tin nhắn để tránh chậm trễ phát sinh lãi. Nếu bạn có đủ tiền để thanh toán hết dư nợ thì bạn sẽ không bị tính lãi và bạn có thể rút ra lại khi bạn cần, bên dịch vụ chúng tôi hỗ trợ bạn rút ra lại với phí chỉ từ 1.8% cho các dòng thẻ visa,master.
- Trường hợp vào ngày đến hạn thanh toán, chủ thẻ trả nợ bằng khoản thanh toán tối thiểu, ngân hàng sẽ tính lãi đối với phần dư nợ còn lại (gốc, lãi, phí, phạt -nếu có) chưa thanh toán sẽ tiếp tục bị tính lãi và được thể hiện trên Sao kê của kỳ sao kê tiếp theo (sao kê tháng sau).
=> Để giúp bạn giải quyết kịp thời dư nợ trên ngay cả khi không đủ khả năng thanh toán. Chúng tôi đã cho ra đời dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng. Đến với dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng của chúng tôi, quý khách chỉ cần thanh toán cho chúng tôi với mức phí khá ưu đãi chỉ từ 1.8% phí trên tổng dư nợ (chi phí tiết kiệm hơn nhiều so với việc đóng số tối thiểu 5% nhưng thanh toán tối thiểu vẫn bị tính lãi trên số dư nợ còn lại).